Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
nobitasan94 (181)
Nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_lcapNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Voting_barNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_rcap 
Kid (179)
Nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_lcapNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Voting_barNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_rcap 
sunny_h94 (147)
Nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_lcapNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Voting_barNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_rcap 
Shinichi (110)
Nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_lcapNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Voting_barNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_rcap 
(u'n S2 (98)
Nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_lcapNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Voting_barNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_rcap 
ABCxTK (88)
Nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_lcapNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Voting_barNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_rcap 
konter (87)
Nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_lcapNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Voting_barNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_rcap 
sockhpno1 (77)
Nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_lcapNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Voting_barNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_rcap 
LeNamKinh (62)
Nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_lcapNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Voting_barNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_rcap 
khongtuoc (47)
Nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_lcapNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Voting_barNguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vote_rcap 
Latest topics
__17/1/2019 nhớ lại một kỷ niệm xưa Thời Gian: Thu Jan 17, 2019 11:48 pm
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__Nhất Nguyên: in băng rôn, in quảng cáo, hình ảnh sắc nét, giá cạnh tranh (35.000đ/1 m) Thời Gian: Tue Feb 28, 2012 8:33 am
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__Lâu lắm rồi không thấy ai vào forum nhỉ chìm vào quên lãng rồi Thời Gian: Fri Oct 14, 2011 8:41 pm
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__In hóa đơn GTGT – Hóa đơn đỏ - Hóa Đơn VAT Thời Gian: Fri Aug 19, 2011 9:18 am
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__In nhanh tại www.nhatnguyencorp.com Thời Gian: Wed Aug 10, 2011 10:17 am
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__In cực nhanh tại www.nhatnguyencorp.com Thời Gian: Mon Aug 01, 2011 5:12 pm
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__When the first Whirlpool Duet album was released in December 2001 came as a surprise to the public Thời Gian: Sun Jul 31, 2011 7:44 am
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__Đăng ký KT3 – Hộ khẩu nhanh Thời Gian: Tue Jul 26, 2011 9:22 am
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__Cần sự giúp đỡ của tất cả thành viên trong A8Family Thời Gian: Tue Jul 05, 2011 3:45 pm
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__In nhanh tại www.nhatnguyencorp.com Thời Gian: Sat Jul 02, 2011 10:33 am
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__In nhanh tờ rơi giá rẻ với số lượng ít Thời Gian: Tue Jun 07, 2011 3:20 pm
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__ Thiết Kế & In Ấn Hóa Đơn GTGT Trong 7 Ngày Thời Gian: Wed Jun 01, 2011 5:09 pm
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.

 

 Nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giả
Bình ch?n cho bài vi?t:
LeNamKinh
Thành Viên Đồng
Thành Viên Đồng
LeNamKinh

Clan : D&G
Y!M : canhdongtuyet2008@yahoo.com
Telephone Number : 0973042554
Họ và tên Họ và tên : Đoàn Quốc Việt
Tổng số bài gửi : 62
Ngân hàng Ngân hàng : 3877
Birthday Birthday : 11/01/1994
Ngày Tham Gia : 14/06/2009
Age : 30
Đến từ : Trái Đất

Nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vide
Bài gửiTiêu đề: Nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam   Nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam I_icon_minitimeTue Jun 16, 2009 11:13 am

Trước xu thế hội nhập, nhiều môn võ quốc tế đã và đang phát triển như vũ bão trên đất nước ta, khiến cho nhiều người lầm tưởng võ cổ truyền Việt Nam (VCTVN) cũng chỉ là “phiên bản” của các môn võ có nguồn gốc từ Phương Đông, nhất là dòng võ Thiếu Lâm của Trung Hoa. Vậy đâu là sự thật?. Ở đây chúng tôi muốn nêu một vài cứ liệu cơ bản để khẳng định nguồn gốc của VCTVN, sự giống nhau và khác nhau của nó.

Theo sách “Các triều đại Việt Nam”, “Đại Nam nhất thống chí” và các tư liệu, hiện vật cổ, sưu tầm ở một số nơi trong cả nước. Đặc biệt, những cứ liệu có liên quan đến VCT dân tộc vừa phát hiện ở vùng đất võ Bình Định, cố đô Huế, bước đầu cho thấy: VCTVN được hình thành từ các thao tác lao động sinh tồn hàng ngày, như: săn bắt, hái lượm, chài lưới, ném đẩy, chạy nhảy, bơi lặn …và sử dụng các công cụ lao động thông thường hàng ngày, như: gậy gộc, mỏ gảy, cào cỏ, cuốc chỉa, phãng, giáo, mác, cung, kiếm, dao, rựa, rìu, búa …, được con người lặp đi, lặp lại từ đời này sang đời khác. Đồng thời mô phỏng theo từng tính năng di động đặc thù, các tư thế tự vệ, tấn công giản đơn, mang tính bản năng của một số loài động vật mà người xưa thường xuyên tiếp cận, như: gà, mèo, chim, rắn, khỉ, hổ (cọp), heo rừng, sư tử, voi, tê giác, cá sấu…nhằm chế ngự và bảo tồn tính mạng cho bản thân và gia đình (qua nghiên cứu, hiện nay hầu hết các bài quyền, các bài binh khí đều có nguồn gốc xuất phát từ đây). Song, mãi đến thời kỳ chiếm hữu nô lệ, xã hội bắt đầu bước vào giai đoạn phân chia giai cấp, kẻ mạnh luôn tìm cách đàn áp, chiếm đoạt thành quả của những người thế cô sức yếu, buộc họ phải tự trang bị cho mình những thế võ giản đơn cùng những công cụ hỗ trợ được hình thành trong quá trình lao động, săn bắt, để tự vệ lập thân, giữ nhà, giữ của. Tuy nhiên cũng chỉ dưới dạng đơn lẻ, tự phát theo cảm tính riêng của mỗi người là chủ yếu.



Thực chất nó chỉ được gắn kết giữa các động tác đơn lẻ, giản đơn thành những bài võ căn bản và trở thành vũ khí cực kỳ lợi hại, không chỉ chống lại thú dữ, cướp bóc, chống chọi với bệnh tật, thiên nhiên khắc nghiệt mà còn góp sức đánh đuổi ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, kể từ khi các Nhà nước phong kiến ở nước ta ra đời và phát triển. Từ đây, thuyết Âm - Dương ngũ hành của Phương Đông cũng được các nhà nghiên cứu võ học vận dụng vào quá trình xây dựng các chuẩn mực, qui phạm hành xử, luật lệ chuyên môn, hệ thống lý luận, vận hành từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, phối kết hợp giữa nhu với cương, giữa nội công với ngoại công, giữa tâm pháp với thần pháp, thân pháp, khí pháp, nhãn pháp và các thuật điểm huyệt, giải huyệt, chữa bệnh bằng các phương pháp y võ…với những bí quyết đầy biến ảo và hiệu nghiệm, tạo giềng móng vững chãi để các triều đại sau này áp dụng một cách toàn diện vào các qui trình, thể lệ, tiêu chí thi cử, khảo hạch, mở trường đào luyện và trọng dụng những người uyên thâm võ nghệ, cất nhắc vào các phẩm bậc, chức vụ quan trọng, nhất là trong nghệ thuật quân sự và các phép luyện binh, dụng binh, nghi binh, hành binh. Đặc biệt từ năm Bảo Thái thứ 2 (1721), nhà vua đã chính thức thành lập Sở Võ học (sau đổi thành Trường Võ học), để thâu nhận con em các quan lại và thần dân giỏi võ, đào tạo theo một chương trình bắt buộc với những qui tắc, thể lệ, chu kỳ thi cử, phân định trình độ, hàm chức hết sức nghiêm ngặt. Càng về sau, việc thi cử càng nâng cao hơn, thí sinh phải trải qua 3 kỳ sát hạch về năng khiếu, sức chịu đựng, lòng quả cảm, trước khi bước vào phần thi tài thao lược võ nghệ, phương cách bài binh bố trận (lập trận đồ). Người trúng tuyển phải tiếp tục thi phần trắc nghiệm và thụ giáo thêm 4 năm ở trường, trước khi được nhà vua ban tước hiệu Tạo sĩ (tương đương Tiến sĩ võ ở các triều đại sau đó). Lúc bấy giờ cả nước có 9 trường thi: Tuyên Quang, An Bang, Sơn Nam, Tam Giang, Kinh Bắc, Hải Dương, Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá. Đây được coi là mốc son quan trọng đánh dấu bước ngoặc lịch sử của VCT dân tộc bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát triển về chất của nền võ học nước nhà. Tiêu biểu, dưới thời Tây Sơn (1778 – 1802), tuy chỉ tồn tại chưa đầy 1/4 thế kỷ, nhưng đã đem lại thịnh trị cho muôn dân. Một trong những kỳ công vĩ đại của Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ) là đã dày công nghiên cứu, kế thừa và sáng tạo những giá trị đích thực, tinh hoa truyền thống của nền võ học dân tộc, để xây dựng thành hệ thống liên hoàn, phù hợp với điều kiện địa lý, khả năng tác chiến và đặc điểm hình thể của người VN, bao gồm: võ lý, võ đạo, võ lễ, võ thuật, võ y, võ nhạc…trong một chỉnh thể thống nhất, hỗ tương lẫn nhau, tạo nên sức mạnh vô địch, được nhàTây Sơn nâng lên hàng “Quốc võ”. Trong đó võ lý cùng hệ thống các bài Thiệu cổ (viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, dưới dạng thơ, văn xuôi ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ) được ví như ngọn đuốc soi đường, vạch lối và là những chuẩn mực, định lượng, tiêu thức mang tính bắt buộc để người dạy và người học tuân thủ. Đây cũng chính là áng hùng văn bất hủ của nền võ học chân truyền VN, để khẳng định tính “pháp lý”, tránh sự ngộ nhận và lẫn lộn với các dòng võ nước ngoài (cho đến nay vẫn chưa thấy các môn võ nước ngoài có sử dụng bài Thiệu cổ giống như các bài võ của nước ta). Nhờ vậy nên cho dù đất nước ta tuy liên tục bị ngoại xâm và triền miên chiến sự cùng với những biến thiên của thời cuộc, nhưng vẫn giữ được những tinh hoa văn hoá độc đáo, những bài võ chân truyền và các nguyên lý cơ bản của nền võ học dân tộc, không hề bị lai căng, đồng hoá.

Có thể nói, với nền võ học đồ sộ, uyên thâm, bí truyền và cực kỳ phong phú của dân tộc đã cùng đất nước đi suốt cuộc trường chinh đánh giặc giữ nước, đã thấm sâu vào máu thịt và trở thành niềm tự hào của bao thế hệ người dân đất Việt, góp phần tạo nên truyền thống thượng võ và sức mạnh VN. Trong đó Bình Định vẫn luôn xứng đáng là “người lính” tiên phong trên bước đường gìn giữ, tôn tạo các giá trị đích thực, góp phần bồi đắp và làm rạng rỡ nền võ học nước nhà. Cụ thể là qua 2 lần tổ chức thành công Liên hoan quốc tế VCTVN đã thu hút hàng ngàn lượt môn đồ trung thành với VCT dân tộc từ khắp mọi miền đất nước và trên 60 môn phái ở khắp năm châu cùng phát nguyện hành hương về miền đất võ oai hùng, với thành tâm vun đắp vì một ngày mai tươi sáng.

Mong thay, toàn bộ những tinh hoa của nó sẽ được đúc kết và sớm được đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, như dòng võ Thiếu Lâm của Trung Quốc, để mãi trường tồn và sánh vai với các nước trên thế giới
Về Đầu Trang Go down
sunny_h94
Admin
Admin
sunny_h94

Thú nuôi : Nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Kitty3
Clan : D&G Clan
Y!M : sunny_h94@yahoo.com
Telephone Number : 0989769989
Họ và tên Họ và tên : Phạm Vũ Hoàng
Tổng số bài gửi : 147
Ngân hàng Ngân hàng : 57941
Birthday Birthday : 22/10/1994
Ngày Tham Gia : 14/06/2009
Age : 29
Đến từ : Hải Phòng

Nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam   Nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam I_icon_minitimeTue Jun 16, 2009 11:24 am

Tớ đóng góp 1ít
Các hệ phái võ thuật Việt Nam đa dạng nhưng có thể xếp vào 5 nhóm chính: Nhóm Bắc Hà (miền Bắc), nhóm Bình Định (miền Trung), nhóm Nam Bộ (miền Nam), các môn phái có nguồn gốc từ phương Bắc đến Việt Nam (như các hệ phái danh gia Thiếu Lâm) và ngoài ra, còn có thể kể đến các võ phái Việt Nam phát triển ở nước ngoài.


Nhóm Bắc Hà
Các phái võ Bắc Hà ban đầu đều phát triển ở miền Bắc Việt Nam dù có võ phái sau đó đã ảnh hưởng lan rộng đến các khu vực khác trong cả nước. Các phái này bao gồm:

Vật Liễu Đôi: Võ vật có truyền thống lâu đời và rất phổ biến tại miền Bắc Việt Nam. Nhiều làng tổ chức thi đấu vật vào các lễ hội mùa xuân. Lễ hội Vật Liễu Đôi tổ chức thường niên ở làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.
Nhất Nam: có lịch sử lâu đời nhất trong các võ phái cổ truyền Việt Nam, có khởi nguồn từ Thanh Hóa, Nghệ An. Ông tổ của môn vật truyền thống Việt Nam, Nguyễn Tam Chinh, sinh ra tại vùng này. Đây cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt sản sinh nhiều danh tướng Việt Nam lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm như Bà Triệu (225-248), Dương Đình Nghệ (?-938), Lê Lợi v.v. Trong ba cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược, nhà Trần chủ yếu dựa vào mười vạn binh sĩ từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.
Nam Hồng Sơn: do võ sư Nguyễn Văn Tộ sáng lập dựa trên cơ sở chương trình rèn luyện võ cổ truyền dân tộc từ thời Nguyễn và vay mượn thêm một số kỹ thuật của võ Trung Hoa.
Việt Võ đạo (Vovinam): Vovinam Việt Võ Đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938. Đây là hệ thống pha trộn những tinh túy của truyền thống võ học gia đình, võ Việt Nam và các trường phái võ các nước khác. Võ phái dựa trên kỹ thuật phản công ngang, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với thể chất người Việt.
Hà Nội và vùng phụ cận được xem là cái nôi của võ cổ truyền. Trước đây nhiều võ sinh khu vực này đã vượt qua nhiều cuộc khảo thí võ rất gian nan do triều đình phong kiến tổ chức tại Giảng Võ đường. Sau năm 1880 khi mà thi võ bị triều đình bãi bỏ, nhiều võ gia vẫn tiếp tục bí truyền các kỹ năng lại cho con cháu.


Nhóm Bình Định
Bình Định là vùng từng thuộc quốc Chămpa, nơi có truyền thống võ thuật lâu đời mà những phù điêu của vương quốc Chăm còn lưu giữ hình ảnh. Đây cũng là cái nôi võ thuật miền Trung gắn liền với triều đại Tây Sơn (1778-1802). Trong thế kỷ 18, một số võ sư nổi tiếng từ miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc chuyển đến định cư tại vùng này và dạy võ cho người dân địa phương. Trong số này có Trương Văn Hiến (vùng Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh), Trần Kim Hùng (có tổ tiên sáng lập thôn Trường Đình, Tây Sơn), Diệp Kim Tòng (từ Phúc Kiến), Đinh Văn Nhưng (người Ninh Bình). Những võ sư này đã rèn luyện võ nghệ cho anh em nhà Tây Sơn và hầu hết các tướng sĩ của cuộc khởi nghĩa.

Từ cuối thế kỷ 18 các võ sư đã gây dựng tại Bình Định phái võ Tây Sơn (còn gọi là Võ trận Tây Sơn) độc đáo, kết hợp của nhiều hình thức và kỹ thuật từ những võ phái Bình Định khác nhau. Nguyên tắc của võ phái này là: "nhất mạnh, nhì nhanh, thứ ba giỏi", nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của sức mạnh, sự khéo léo, và kỹ thuật có uy lực thực dụng. Tuy nhiên, cùng với sự suy vi của dòng họ Tây Sơn, nhiều kỹ thuật của phái võ trận này chỉ còn được truyền dạy trong các chi phái võ của các gia tộc tại Bình Định.

Từ thời Tây Sơn đến nay, nhóm Bình Định bao gồm nhiều võ phái xuất phát từ Bình Định và vùng phụ cận như: roi Thuận Truyền, quyền An Thái, quyền An Vinh và các hình thức võ thuật do các gia tộc, các nhà sư truyền dạy như Tây Sơn Nhạn, Thanh Long võ đạo, Bình Định Sa Long Cương, Võ trận Bình Định, Tân Sơn Bạch Long, Tây Sơn Thiếu Lâm, Bình Định gia v.v. Nhiều bài danh quyền có xuất xứ từ đất Bình Định như Ngọc trản ngân đài, Lão mai quyền, Thần đồng quyền, Yến phi quyền đã được đưa vào chương trình khảo thí võ thuật thời Nguyễn và một số bài trở thành bài quy định của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam.

Điều cần nói ở đây là, tên gọi "Võ Bình Định" nguyên khởi xuất hiện vào thế kỷ thứ 15, do Nguyễn Trãi đặt và được truyền nối rồi ngộ nhận là môn võ xuất phát từ vùng Bình Định vào thời Tây Sơn. Theo cách lý giải của tủ sách Tìm hiểu Võ thuật, sau cuộc khởi nghĩa thành công, Lê Lợi đặc biệt lưu tâm đến việc trui rèn võ nghệ cho quân đội nên cho mở các kỳ thi võ và mở trường dạy võ. Nhà vua ủy thác cho nhà sư Sa Viên là người huấn luyện võ nghệ cho nghĩa binh Lam Sơn từ năm 1415 mở võ đường. Nguyễn Trãi đã đặt tên cho võ đường của nhà sư Sa Viên là Võ đường Bình Định để tưởng nhớ công lao của Bình Định Vương Lê Lợi. Từ đó tên Võ Bình Định được truyền nối khắp nước[6].


Nhóm Nam Bộ
Các phái võ Nam Bộ xuất hiện cùng với quá trình mở cõi, "Từ thuở mang gươm đi mở cõi, Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long" (thơ Huỳnh Văn Nghệ), và định cư của người Việt trong thế kỷ 18 và thế kỷ 19. Sau khi dứng chân ở Nam Trung Bộ, các chúa Nguyễn tiếp tục mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam và di dân từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Quy Nhơn vào khai khẩn đất hoang tại đồng bằng sông Cửu Long. Song song với điều đó, triều Nguyễn cũng lưu đày nhiều tội phạm vào Nam. Vì vậy, nhiều người Việt ở miền Nam xuất thân từ các vùng có truyền thống võ nghệ, lại giành giật sự sống trong cuộc chiến sinh tử với vùng quê mới còn hoang dã, nên hầu hết trong số họ rất thành thạo nghệ thuật chiến đấu.

Từ cuối thế kỷ 18, bị bại trận trước quân khởi nghĩa Tây Sơn, tàn quân nhà Nguyễn bỏ chạy xuống phía Nam quy tụ về Đồng Nai tiếp tục tuyển mộ các võ sư để rèn binh luyện khí. Sau khi nhà Nguyễn được thành lập năm 1802, nhiều người vùng này đã vượt qua các kỳ thi võ của triều đình, theo đuổi binh nghiệp và trở thành nhiều võ tướng. Một số hoàng thân quốc thích nhà Tây Sơn, để trốn tránh sự truy nã trả thù của Gia Long, cũng lưu lạc tới miền Nam, mang theo sở học của bản thân và âm thầm truyền dạy trong các gia tộc, hình thành nên nhiều võ phái nổi tiếng.

Xuất thân đa dạng của người Việt trong Nam đã tạo nên những hệ thống võ thuật Nam Bộ có nguồn gốc rất phong phú pha trộn từ các nhóm Bình Định, Thanh Hóa, Nghệ An, đồng bằng sông Hồng và cả những võ phái có xuất xứ từ Trung Quốc (như võ Thiếu Lâm), võ thuật của dân tộc Chăm, võ Cao Miên. Sự pha trộn nhiều môn loại với kỹ thuật được cải biến cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở miền Nam trong đó có nhu cầu tự vệ trước thú dữ và khai khẩn đất canh tác mới, đã tạo nên phái Nam Bộ đặc biệt với những võ phái được gọi là "võ miệt rừng" hay "võ miệt vườn" nổi danh như Tân Khánh Bà Trà, Thất Sơn quyền của các nhà sư, Âm dương võ phái và phái Kim Kê.

Nhiều võ sư miền Nam nổi danh được ví với "tam nhật" (ba mặt trời) Hàn Bái, Bá Cát và Bảy Mùa; "tam nguyệt" (ba mặt trăng) Trương Thanh Đăng, Quách Văn Kế và Vũ Bá Oai; "tứ tú" (bốn vì sao) với Hồ Văn Lành, Trần Xil, Xuân Bình và Lý Huỳnh. Nhiều võ sĩ miền Nam đã tham gia thượng đài với rất nhiều lần toàn thắng trước các võ sư đến từ những quốc gia lân bang như Cao Miên, Lào, Xiêm. Trước năm 1975, miền Nam cũng đã từng thành lập Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam của Tổng nha Thanh niên trực thuộc Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên.


Các võ phái có nguồn gốc Trung Hoa
Sự giao lưu, ảnh hưởng lâu đời từ Trung Hoa trong suốt trường kỳ lịch sử đã tạo nên ở Việt Nam những hệ phái võ thuật do các võ sư Trung Quốc hoặc võ sư Việt giảng dạy. Đó có thể là hệ thống được chân truyền nguyên bản từ phương Bắc, và cũng có thể là các hệ phái đã hỗn dung với kỹ thuật bản địa nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi có gắn với võ thuật Trung Hoa. Tuy nhiên, có một đặc điểm chung nhất cho các võ phái có nguồn gốc Trung Hoa hiện đang được giảng dạy tại Việt Nam: hầu hết là những hệ thống đã ít nhiều cải biên cho phù hợp với thể chất và văn hóa của người Việt. Danh sách không đầy đủ các võ phái có nguồn gốc Trung Hoa trên lãnh thổ Việt Nam gồm: Bắc Mã Sơn, Lâm Sơn Động, Phật gia quyền, Không Động, Long Hổ Không Hồng, Hoa quyền, Vĩnh Xuân Quyền (Việt Nam), Thiếu Sơn Phật Gia, Thiếu Lâm Long Phi, Thiếu Lâm Bắc Truyền Thiên Mục Sơn, Thiếu Lâm Nội Gia Quyền, Thiếu Lâm Bắc Phái Mai Hãn, Thiếu Lâm Tự (võ), Thiếu Lâm Sơn Đông và các võ phái như Võ Đang phái, Nga Mi phái v.v.


Võ thuật Việt Nam ở nước ngoài
Theo bước chân của người Việt đến khắp thế giới, rất nhiều kỹ thuật võ Việt Nam đã đến với nước ngoài, đặc biệt là các nước phương Tây như Pháp và một số nước châu Âu, Mỹ, Canada. Có đến 22 môn phái võ thuật có cội nguồn từ Võ thuật Việt Nam tại Pháp, và có đến 13.000 võ sinh theo học[7]. Dưới đây liệt kê một số võ phái tại Pháp, một nước có thể coi là "cái nôi của võ thuật Việt Nam tại nước ngoài":

phái Cửu Long: do võ sư Trần Hoài Ngọc thành lập năm 1954 ở Việt Nam. Khi ông di cư sang Pháp có phát triển môn phái này tại Loire Atlantiques và Côte d'Azur.
phái Nam Hổ Quyền: do võ sư Phillipe Đặng Văn Sung chấp chưởng. Đây là một chi phái của Bình Định gia, hiện phát triển tại Nice.
Phái Trung Hòa: Nguyễn Trung Hòa là một trong những võ sư sáng lập Liên đoàn Võ thuật Việt Nam tại Pháp. Phái Trung Hòa do võ sư Jean Quý, đệ tử của Nguyễn Trung Hòa sáng lập sau khi sư phụ qua đời, hiện phát triển chủ yếu tại Paris.
VO THUAT: Môn VO THUAT do Võ Sư Nguyễn Văn Trung thành lập tại Montpellier năm 1967, Grenoble năm 1970 và vùng Paris Ile de France năm 1977. Võ Sư Nguyễn Văn Trung là đệ tử của nhiều cựu Võ Sư ẩn sĩ Việt Nam (Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội,Hải dương, Bà rịa, Vũng tàu, Sài Gòn Phú Nhuận, Marseille, Montpellier, Paris).
Phái Thanh Long do võ sư Francis Fournie thành lập tại Toulouse. Bài tập là các phương pháp nội gia, ngoại gia, các loại vũ khí truyền thống Việt Nam.
Sơn Lâm Hắc Hổ: phái võ do cố võ sư Vũ Ngọc Vinh thành lập, hiện do Frederic Vũ, con trai võ sư Vinh làm chưởng môn giảng dạy tại Paris.
Trường phái Cây Lau: Cũng xuất xứ từ cố võ sư Nguyễn Trung Hòa như phái Trung Hòa. Nguyễn Trung Hòa bắt đầu dạy tại Pháp năm 1948. Khi ông qua đời năm 1975, cháu họ ông là Bernard Võ Đình Quang phát triển võ phái tại Paris.
Phái Lam Sơn: phát triển tại vùng Montpellier, đại võ sư của môn phái là Jacques Trần Văn Ba.
Trường phái Song Long Khiên do Francois Brassecasse sáng lập và giảng dạy tại Nevers. Kỹ thuật đào tạo bao gồm cả nội gia và ngoại gia.
Võ Việt Nam do võ sư Nguyễn Đức Mộc giới thiệu vào Pháp năm 1950 và phát triển đến nay.
Phái Tây Sơn: xuất từ từ Phái Tây Sơn trong nước, hiện nay do võ sư Phan Toàn Châu chấp chưởng tại Paris.
Phái Nam Hải: do võ sư Nghiêm An Thạch sáng lập tại Pháp khi sang Pháp năm 1983. Là hệ phái hỗn hợp Lam Sơn, Bạch Hạc quyền, Thiếu Lâm (võ) và Thiếu Lâm Hồng gia.
Phái Kỳ Lân Chi Minh hiện do võ sư Trần Bá Đức, đệ tử của Nguyễn Trung Hòa, làm chưởng môn.
Phái Long Hải: do võ sư Trần Giác sáng lập, chương trình tập chú trọng đặc biệt kỹ thuật khinh công và võ cổ truyền Việt Nam, hiện phát triển tại La Rochelle.
Phái Hòa Long: do đại võ sư Vĩnh Long, chủ tịch Hội Võ thuật Việt Nam, sáng lập và giảng dạy tại Paris.
Việt Vũ đạo: chú trọng đặc biệt những triết lý võ học cổ truyền Việt Nam, thể hiện sự hòa hợp truyền thống và hiện đại, tinh thần và thể chất, nghệ thuật và thể thao. Việt Vũ đạo do võ sư Nguyễn Công Tốt sáng lập, đã từng đưa các võ sư của hệ phái về Việt Nam giao lưu với các võ phái trong nước.
Về Đầu Trang Go down
https://9a8hp.forumvi.com

Thông điệp:

 

Nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thể thao :: Thể thao :: Võ Thuật -
\
Address: Hai Phong City, Vietnam.
Design&Edit by Sunny. Developed by Namless.
Phiên bản 2.0 . Best Viewed in 1024x768 with FireFox.
Truy cập Forum, nghĩa là bạn đã chấp nhận Quy định của Forum!
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2009 - 2010, .
Copyright © 2008 - 2009,9A9 Republic Version 2009 . All rights reserved.
Hỗ trợ liên lạc qua Yahoo!Messenger(Admin) Click here to chatFree forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất