Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
nobitasan94 (181)
một số điều vè thiếu lâm Vote_lcapmột số điều vè thiếu lâm Voting_barmột số điều vè thiếu lâm Vote_rcap 
Kid (179)
một số điều vè thiếu lâm Vote_lcapmột số điều vè thiếu lâm Voting_barmột số điều vè thiếu lâm Vote_rcap 
sunny_h94 (147)
một số điều vè thiếu lâm Vote_lcapmột số điều vè thiếu lâm Voting_barmột số điều vè thiếu lâm Vote_rcap 
Shinichi (110)
một số điều vè thiếu lâm Vote_lcapmột số điều vè thiếu lâm Voting_barmột số điều vè thiếu lâm Vote_rcap 
(u'n S2 (98)
một số điều vè thiếu lâm Vote_lcapmột số điều vè thiếu lâm Voting_barmột số điều vè thiếu lâm Vote_rcap 
ABCxTK (88)
một số điều vè thiếu lâm Vote_lcapmột số điều vè thiếu lâm Voting_barmột số điều vè thiếu lâm Vote_rcap 
konter (87)
một số điều vè thiếu lâm Vote_lcapmột số điều vè thiếu lâm Voting_barmột số điều vè thiếu lâm Vote_rcap 
sockhpno1 (77)
một số điều vè thiếu lâm Vote_lcapmột số điều vè thiếu lâm Voting_barmột số điều vè thiếu lâm Vote_rcap 
LeNamKinh (62)
một số điều vè thiếu lâm Vote_lcapmột số điều vè thiếu lâm Voting_barmột số điều vè thiếu lâm Vote_rcap 
khongtuoc (47)
một số điều vè thiếu lâm Vote_lcapmột số điều vè thiếu lâm Voting_barmột số điều vè thiếu lâm Vote_rcap 
Latest topics
__17/1/2019 nhớ lại một kỷ niệm xưa Thời Gian: Thu Jan 17, 2019 11:48 pm
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__Nhất Nguyên: in băng rôn, in quảng cáo, hình ảnh sắc nét, giá cạnh tranh (35.000đ/1 m) Thời Gian: Tue Feb 28, 2012 8:33 am
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__Lâu lắm rồi không thấy ai vào forum nhỉ chìm vào quên lãng rồi Thời Gian: Fri Oct 14, 2011 8:41 pm
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__In hóa đơn GTGT – Hóa đơn đỏ - Hóa Đơn VAT Thời Gian: Fri Aug 19, 2011 9:18 am
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__In nhanh tại www.nhatnguyencorp.com Thời Gian: Wed Aug 10, 2011 10:17 am
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__In cực nhanh tại www.nhatnguyencorp.com Thời Gian: Mon Aug 01, 2011 5:12 pm
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__When the first Whirlpool Duet album was released in December 2001 came as a surprise to the public Thời Gian: Sun Jul 31, 2011 7:44 am
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__Đăng ký KT3 – Hộ khẩu nhanh Thời Gian: Tue Jul 26, 2011 9:22 am
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__Cần sự giúp đỡ của tất cả thành viên trong A8Family Thời Gian: Tue Jul 05, 2011 3:45 pm
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__In nhanh tại www.nhatnguyencorp.com Thời Gian: Sat Jul 02, 2011 10:33 am
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__In nhanh tờ rơi giá rẻ với số lượng ít Thời Gian: Tue Jun 07, 2011 3:20 pm
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.
__ Thiết Kế & In Ấn Hóa Đơn GTGT Trong 7 Ngày Thời Gian: Wed Jun 01, 2011 5:09 pm
Lời Nhắn Từ Diễn Ðàn: Nếu bạn thấy bài viết không cần thiết hoặc không có ích cho bạn thì đừng kick vào hoặc vào thì không spam ! Thân!

.

 

 một số điều vè thiếu lâm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giả
Bình ch?n cho bài vi?t:
nobitasan94
G-Mod
G-Mod
nobitasan94

Thú nuôi : một số điều vè thiếu lâm Dog1
Clan : ĐÔRÊMON
Y!M : i don't no
Telephone Number : I don't no
Họ và tên Họ và tên : ĐDT
Tổng số bài gửi : 181
Ngân hàng Ngân hàng : 6552
Birthday Birthday : 09/04/1994
Ngày Tham Gia : 15/06/2009
Age : 29
Đến từ : Trên Trời Rơi Xuống

một số điều vè thiếu lâm Vide
Bài gửiTiêu đề: một số điều vè thiếu lâm   một số điều vè thiếu lâm I_icon_minitimeWed Jun 17, 2009 3:38 pm

La Hán Thập Bát Thủ và Dịch Cân Pháp Tẩy Tủy Kinh
Theo các nhà khảo cứu võ thuật Trung Hoa (cũng chính là người Trung Hoa) thì các tài liệu đời sau đều gán công lao cho vị sư tổ này sáng tạo ra môn Dịch Cân Pháp Tẩy Tủy Kinh (Marrow Cleasing and Muscle Change Classic) mà tục gọi tắt là Dịch Cân Kinh và La Hán Thập Bát Thủ (mười tám thế tay của phật La Hán). Song cho đến giờ vẫn chưa có tài liệu nào xác minh được nguồn gốc chân thật của hai phương pháp này là do Bồ Đề Đạt Ma truyền lại mà chỉ có tác phẩm Võ Thuật Tùng Thư của Quảng Từ Lão Ni xác nhận Bồ Đề Đạt Ma là nhân vật sáng tác Dịch Cân Kinh và Thập Bát La Hán Quyền (?) theo lời kể của võ sư Đoàn Tâm Ảnh (thuộc hệ phái Thiếu Lâm Côn Luân) kể lại cho học trò của ông là giáo sư Vũ Đức (cũng là môn đồ cao cấp của võ Karate) thuật lại, nhưng điều này cũng không có gì làm bằng chứng xác thực.

Chỉ có một điều duy nhất rõ ràng hiển nhiên rằng là La Hán Thập Bát Thủ (Shaolin 18 Arhat Form) chính là bài quyền hoàn chỉnh đầu tiên của Thiếu Lâm quyền được sáng tạo bởi các võ tăng Thiếu Lâm tự vào thời nhà Tùy (581-618).

Có một số ít các tài liệu của Trung Hoa sử dụng danh từ La Hán Thập Bát Chưởng hay La Hán Thập Bát Môn thay cho danh từ La Hán Thập Bát Thủ nhưng danh từ này không được thông dụng và phổ biến lắm.

Có người đời sau lại còn cố gắng tạo ra Thập Bát La Hán Quyền là của Thiếu Lâm quyền do chính Đạt Ma Sư Tổ sáng tạo ra.

Sau này trong truyền thuyết (lại cũng là truyền thuyết) được ghi lại (xem Thập Bát La Hán Quyền của Lạc Việt - là học trò của võ sư Đoàn Tâm Ảnh và Nam Quyền Toàn Thư của quyền sư Trương Tuấn Mẫn trong mục Sách Tham Khảo ở bài Thiếu Lâm Hồng gia) thì nhà sư Giác Viễn (có tài liệu gọi là Giác Nguyên) đã phát triển La Hán Thập Bát Thủ (Shaolin 18 Arhat Form) thành Thất Thập Nhị Huyền Môn (bảy mươi hai công phu) (72 Secret Arts of Shaolin, 72 Fists of Shaolin) làm cơ sở nền tảng cho Thiếu Lâm quyền về sau. Từ bảy mươi hai thế quyền sau đó được phát triển lên đến 108, rồi 170, ...


Ngũ Hình Quyền nguyên thủy Thiếu Lâm Tung Sơn
Tập tin:ShaolinSongshanViewInside.jpg
Võ tăng Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam (Trung Quốc).Một thuyết nữa lại bổ sung vào thuyết trên cho rằng Giác Nguyên sau đó đã truyền lại bảy mươi hai thế quyền này cho Bạch Ngọc Phong, sau đó cũng là một tăng nhân của Thiếu Lâm tự. Bạch Ngọc Phong đã dựa vào các thế quyền này kết hợp với các bài tập Ngũ Cầm Hí là những bài tập khí công của Y Sư Hoa Đà thời Tam Quốc, và Bát Đoạn Cẩm mà khai triển thành Ngũ Hình Quyền sơ khai gồm Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc mà những đường quyền này đến nay cũng chẳng biết nguồn gốc ra sao nữa.

Cũng theo các tài liệu trên thì Giác Viễn và Bạch Ngọc Phong là hai nhân vật xuất hiện vào khoảng từ thế kỷ 14, 15 hay 16, 17 gì đó (tức là vào khoảng từ triều nhà Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1644-1912) trở đi).

Tài liệu Thập Bát La Hán Quyền của Lạc Việt viết chi tiết rằng Bạch Ngọc Phong sáng tác Ngũ Hình Quyền vào thời nhà Nguyên nhưng lại dựa trên cơ sở nền tảng của La Hán Thập Bát Thủ do Giác Viễn một thiền sư của Thiếu Lâm tự Tung Sơn Hà Nam sống vào cuối thời nhà Nguyên và đầu thời kỳ nhà Minh. Sau này trên một số tạp chí chuyên san võ thuật in trước và sau 1975 tại Sài Gòn võ sư Đoàn Tâm Ảnh có lên tiếng giải thích là mười tám đường quyền La Hán trên là do ông soạn ra và phổ biến vào những năm 1960 tại Sài Gòn. Trong khi đó tài liệu Quyền Phổ Thiếu Lâm được viết ngay tại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn viết rất rõ rằng Giác Viễn Thượng Nhân sống vào thời kỳ nhà Tống là thời kỳ mà các bộ môn quyền thuật của Thiếu Lâm phát triển mạnh mẽ từ sau sự kiện Triệu Khuông Dẫn sáng tác bài Thái Tổ Trường Quyền (xem thêm Thiếu Lâm Bách Khoa Toàn Thư, trọn bộ 23 tập, nguyên tác Trung Văn Thiếu Thất Sơn Nhân, dịch giả Hồ Tiến Huân, nhà xuất bản Thể Dục Thể Thao, Hà Nội).

Tuy nhiên, đa phần các tài liệu võ thuật do người Trung Hoa viết bằng tiếng Anh và tiếng Hoa cũng như các tài liệu của môn phái Karate ở Okinawa và Nhật Bản đều xác nhận như các tài liệu tại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam rằng Giác Viễn Thượng Nhân và Bạch Ngọc Phong là người xuất hiện vào thời Tống mạt Nguyên Sơ (cuối thời nhà Tống và đầu thời nhà Nguyên).

Lại có một thuyết khác giải thích rằng vào thời nhà Nguyên (1271-1368), có Thiền sư Viên Trường Quang của chùa Thiếu Lâm vốn xuất thân là con nhà giàu ham mê võ nghệ đã gia nhập vào Thiếu Lâm tự. Sau khi học xong La Hán Thập Bát Môn và noi theo đó sáng tạo ra Thất Thập Nhị Quyền Pháp, ông ta (lúc này đã năm mươi tuổi) đã kết giao với Lý Thanh lúc đó ngoài sáu mươi tuổi cùng với Bạt Dự Phong (cũng đã ngoài năm mươi tuổi) cùng nhau nghiên cứu quyền pháp tại chùa Thiếu Lâm và đồng sáng tác thêm 170 động tác quyền thuật mô phỏng theo ngũ linh thú Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc mà tạo ra Ngũ Hình Quyền làm nền tảng cho võ thuật Thiếu Lâm sau này.

Trở lại câu chuyện chùa Thiếu Lâm.

Có một câu chuyện có thật mà đến nay dấu tích vẫn còn tại chùa là câu chuyện vị Thiền Tăng Đàm Tông dẫn đầu mười ba vị tăng nhân Thiếu Lâm Tự giúp Lý Thế Dân (sau này trở thành vua Đường Thái Tông) dẹp loạn Vương Thế Sung làm rạng ngời uy phong Thiếu Lâm quyền.

Câu chuyện này đã được dựng thành phim vào năm 1982 ở Trung Quốc do diễn viên Lý Liên Kiệt thủ vai chính là học trò của Đàm Tông. Phim đã được công chiếu trên Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn).


Kỹ năng môn phái Thiếu Lâm
Thiếu Lâm Phái được khai sáng bởi Đạt Ma Sư Tổ đến từ Tây Trúc được xem là đại diện cho “Võ Lâm Chính phái”.

Đệ tử của Thiếu Lâm là nam nhân, có hai loại: đệ tử xuất gia và đệ tử tục gia. Xuất gia đệ tử xuống tóc tu hành trong chùa, không can thiệp việc giang hồ, tục gia đệ tử thì tản lạc khắp nơi, hành hiệp trượng nghĩa có thể kết hôn hay làm bang chủ.


Sự thật về lịch sử Thiếu Lâm Quyền
Từ các truyền thuyết trên đã có một vài mâu thuẫn chưa thống nhất về nguồn gốc Thiếu Lâm quyền.

Thứ nhất, câu chuyện về mười ba vị tăng nhân Thiếu Lâm tự cho thấy võ thuật Thiếu Lâm thời đó đã phát triển mạnh mẽ, nhất là từ thời nhà Đường (618-907) trở đi. Thậm chí tại cổng chùa còn để lại bút tích của Lý Thế Dân sau khi đăng quang hoàng đế Đường Triều Trung Hoa.

Tên của môn võ Karate của Nhật Bản được giải thích ngay trong các tài liệu của các võ sư Nhật Bản cũng ghi rõ rằng Kara có nghĩa là triều nhà Đường, và Karaté Do có nghĩa là môn võ tay không (không sử dụng bất kỳ loại binh khí nào) xuất hiện từ thời nhà Đường cho nên còn gọi là Không Thủ Đạo hay Đường Thủ Đạo.

Thứ hai, truyền thuyết về Thiếu Lâm quyền vẫn còn trong bóng tối của lịch sử vì hai nhân vật Giác Viễn và Bạch Ngọc Phong xuất hiện từ thời nhà Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1644-1912) trở đi, và bởi vì lịch sử Thiếu Lâm quyền vào thời nhà Tống (960-1279) và nhà Nguyên Mông (1271-1368) kéo dài cả mấy trăm năm vẫn không có gì để được ghi nhận cả.

Thứ ba, truyền thuyết cho rằng Bồ Đề Đạt Ma là Sư tổ của võ Thiếu Lâm cũng phải cần xem xét lại vì còn có nhiều điểm tồn nghi.

Giả thiết về nhà sư Viên Trường Quang vừa kể trên từ Giáo Sư Vũ Đức ghi chép lại theo lời kể của võ sư Đoàn Tâm Ảnh cũng không có gì để làm bằng chứng xác thực từ nguồn tài liệu nào.

Ở đây gần ghi nhận thêm rằng, ở Phương Đông Cổ đại cũng như ở Phương Tây Cổ đại đều chú ý đến hai nguồn sử liệu. Một nguồn sử liệu viết chính xác các niên đại do chính các vị Sử Quan trong triều đình viết và có nguồn tài liệu tra khảo chính xác được gọi là Chính sử. Nguồn thứ hai là dạng sử liệu lưu truyền trong dân gian gọi là Dã sử, trong Dã sử lại bao gồm cả Huyền sử là một loại truyền thuyết dân gian thần thoại mang tính hư cấu (Imaginary) nhiều hơn là sự thật, kiểu như sự tích Thần Nữ Oa đội đá vá trời, ...

Vậy tại sao không có một tài liệu nào của các vị võ sư đề cập đến giai đoạn này (Tống - Nguyên). Trong khi viết về lịch sử Thiếu Lâm quyền, đa phần họ chỉ bám theo sự kiện phát tích các môn quyền mà không để ý đến các niên đại của các phát tích đó, thậm chí chỉ dựa hoàn toàn vào truyền thuyết lưu truyền trong dân gian.
Về Đầu Trang Go down

Thông điệp:

 

một số điều vè thiếu lâm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thể thao :: Thể thao :: Võ Thuật -
\
Address: Hai Phong City, Vietnam.
Design&Edit by Sunny. Developed by Namless.
Phiên bản 2.0 . Best Viewed in 1024x768 with FireFox.
Truy cập Forum, nghĩa là bạn đã chấp nhận Quy định của Forum!
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2009 - 2010, .
Copyright © 2008 - 2009,9A9 Republic Version 2009 . All rights reserved.
Hỗ trợ liên lạc qua Yahoo!Messenger(Admin) Click here to chatFree forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất